Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng

Sơn epoxy tự sàn phẳng là loại sơn chất lượng tốt, giá thành cao, cần được thi công theo phương pháp an toàn nếu không sẽ gây ra thiệt hại cho đơn vị sở hữu.

Khái niệm sơn epoxy tự san phẳng:

Sơn sàn epoxy tự cân bằng dòng chảy là loại sơn hai thành phần, là gốc nhựa epoxy kết hợp với chất phụ gia đóng rắn. khả nặng khi đổ xuống sàn tự làm phẳng, không sử dụng môi, thân thiết với môi trường, không để lại bọt trong quá trình tự san phẳng , khả năng bền chắc dẻo dai, tính kháng dung môi cao, khả năng chịu lực và đập và hạn chế trầy xước

Một số đặc tính của sơn epoxy tự san phẳng:

Màu sơn: theo bản màu của nhà máy sản xuất và yêu cầu của khách hàng
Thành phần chất rắn xấp xỉ 96%
Độ phủ lý thuyết:
1.04 Lít /m² với độ dày khi khô là 1,0 mm trên mặt bề mặt láng.
                  2.08 Lít /m² với độ dày khi khô là 2,0 mm trên mặt bề mặt láng.
Tỷ trọng 1.4 - 1.5 kg/Lít
Điểm chớp cháy xấp xỉ 25 ºC

Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng:

Chuẩn bị bề mặt nền trước thi công:

Khâu chuẩn bị bề mặt rất ảnh hưởng đến chất lượng công trình,
san garage truoc khi thi cong son epoxy
Bề mặt cần được xử lý trước khi thi công sơn sàn tự phẳng


Chuẩn bị bề mặt, loại bỏ tất cả dầu và chất dịch trên bề mặt cần thi công sơn, với phương pháp chuyên dụng
Bê tông: không sơn nền bê tông chưa qua 28 ngày sau đó
Độ ẩm của bê tông phải thấp hơn 6%
Và nhiệt độ bề mặt phải trên 3 ºC để tránh sơn bị cô đặt.
Cần được xử lý viết nứt trên bề mặt
Bề mặt cần được xử lý bằng phẳng

Tiến hành thi công sơn epoxy tự san phẳng:

Bước 1: sơn trước một lớp sơn lót lên bề mặt, để tạo độ bám dính được tốt hơn,
Điều kiện: nhiệt độ trong quá trình thi công phải được đảm bảo dưỡng thích hợp từ 10ºC ~ 28ºC (50ºF ~ 82ºF).
Tỷ lệ pha trộn: hai thành phần = 12.5/3.5 (theo thể tích)
Bước 2:
khuấy đều hai thành phần A và B riêng lẻ, sau đó trộn lẫn vào nhau và khuấy ở tốc độ cao trong vòng 2~3 phút. Sau đó cho vào thùng chứa và khuấy tiếp 2~3 phút. Chỉ pha lượng vừa đủ để thi công và chú ý thời gian đóng rắn của sơn. 
                       Tỷ lệ pha trộn: (Thành phần A)/(Thành phần B) = 12.5/3.5 (theo thể tích)
Bước 3: Đổ lượng sơn vừa đủ ra sàn bê tông, sử dụng bàn cào hay miếng nhựa plastic vét mỏng để thi công cho đến khi đạt độ dày theo yêu cầu
Bước 4:
Bảo vệ và che chắn khu vực đã thi công xong, chờ khô, tránh bụi bẩn và tải trọng tác động làm vỡ kết cấu sơn. Thời gian khô, đóng rắn sau khi sơn khoảng 30 phút tại nhiệt độ 30ºC. Còn đối với nhiệt độ thấp hơn thời gian khô kéo dài vài tiếng cho đến 3 ngày
* Chú ý:
Dung môi pha loãng khi sơn có độ nhớt quá cao khi thi công xong, bề mặt sơn sẽ không đẹp
Khi sơn, sử dụng khoảng 3 % dung môi 024, không nên sử dụng vượt quá 3 % dung môi 024 để tránh hiện tượng nhăn bề mặt
Độ dày màng sơn lớp sơn theo khuyến cáo từ 1,0mm đến 3,0mm khi khô, quá độ dày trên dễ xảy ra hiện tượng nút bề mặt
Bảo vệ da và mắt, và tránh hít vào hơi của dung môi
Khuyến cáo nên bảo vệ hô hấp khi thi công sản phẩm trong khu vực giới hạn hay khu vực thiếu không khí.
Trong hỗn hợp có chứa dung môi dễ cháy, khi vận chuyển, sử dụng, hay để trong nhà kho nên để tránh xa các nguồn lửa, nơi dễ bắt cháy.
Nên lưu trữ nơi khô ráo, đóng chặt nắp thùng sau khi sử dụng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét