Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Chất BPA và cách tránh tiếp xúc

BPA có một số tính chất: Chất bột hoặc tinh thể màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 158 - 158oC, áp suất bốc hơi 0,2mmHg (ở 170oC). Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định và có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa đựng thực phẩm.
Chất hóa học Bisphenol A (BPA) là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Theo IUPAC bisphenol A (BPA) được gọi là 4,4'-dihydroxy-2,2-diphenylpropane, công thức hóa học C15H16O2, khối lượng phân tử M=228,29.
BPA chủ yếu còn có trong sơn epoxy - một loại sơn bảo quản dùng để tráng bên trong các sản phẩm bằng nhựa và đồ hộp kim loại đựng thực phẩm, nhằm bảo quản, chống lão hóa, chống thấm và ăn mòn. Hóa chất này phổ biến đến nỗi, một nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy hơn 90% người Mỹ có BPA trong nước tiểu của họ .
Chúng ta tiếp xúc với BPA chủ yếu qua thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, bụi và nước cũng có thể là nguồn tiếp xúc.

Một số cách được chuyên gia khuyên mọi người tránh tiếp xúc với chất BPA
Không nên sử dụng nhựa tái chế:
Không nên sử dụng các vật dụng bằng nhựa đánh dấu bằng mã số nhựa tái chế. Nếu bạn mua cho con và gia đình những sản phẩm được đóng gói trong hộp nhựa hoặc túi nhựa, hãy tránh các hộp nhựa có mã 3 (nhựa PVC - thường dùng làm túi nylon) hoặc 7 (nhựa hỗn hợp - chỉ phù hợp để dùng làm vậy chứa công nghiệp) vì các loại nhựa này thường chứa BPA và phthalate độc hại.
hop-nhua-de-chua-chat-bpa

Hạn chế để thức ăn trong hộp nhựa:
Để giảm tải giảm trọng lượng của container vận chuyển, chất liệu thủy tinh hầu hết được thay thế bằng nhựa dẻo hoặc kim loại mỏng. Mặc dù là một phát minh tuyệt vời nhưng đồ hộp đã mang một số mối nguy hiểm tiềm năng.
BPA được sử dụng trong lớp lót của hộp thực phẩm có thể ngấm vào thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm lỏng như súp và nước sốt. Để giảm tiếp xúc với BPA, cũng như những ảnh hưởng cho sức khỏe khác bạn nên hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc nên chọn những thực phẩm đóng hộp với chất liệu an toàn.
Thay thế nhựa bằng loại vật liệu khác:
Có rất nhiều lựa chọn để thay thế đồ nhựa như thủy tinh, gốm, sứ , gỗ và các loại thép không gỉ. Hầu hết các chất liệu thay thế này đều có thể hâm nóng một cách an toàn và có độ bền cao. Hơn nữa, giảm dùng các hộp thực phẩm nhựa dùng một lần sẽ cắt giảm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
Thay đồ mới nếu có hiện tượng trầy xước:
Không sử dụng lại sản phẩm đã cũ, trầy xước. Nếu chúng được làm bằng nhựa chứa BPA, một vết trầy xước nhỏ cũng là một nơi thuận tiện cho vi khuẩn phát triển .
Không hâm quá nóng:
Không để chất lỏng nóng hoặc đun sôi trong hộp nhựa có BPA . Hóa chất BPA dễ dàng thoát ra hơn ở nhiệt độ cao và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tương tự như vậy, không hâm nóng hộp đựng thức ăn bằng nhựa không an toàn trong lò vi sóng. Polycarbonate mạnh, bền và có khả năng chống trầy xước cao, nhưng theo thời gian nó có thể bị phá vỡ, và có thể giải phóng BPA ở nhiệt độ cao.
Lưu ý: Ngoài ra, vì hiện nay thị trường hàng hóa khá đa đạng, bạn lưu ý lựa chọn sử dụng những mặt hàng uy tín, chất lượng. Không nên ham rẻ mà dùng những đồ không rõ nguồn gốc được bày bán trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt với những sản phẩm bát, đĩa, cốc nhựa và đồ chơi cho trẻ.
Trên đây là một số cách tránh, hạn chế tiếp xúc sản phẩm có chứa chất BPA được khuyến cáo với mọi người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét