Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Các công cụ hay sử dụng trong sơn epoxy

Trong dịch vụ thi công sơn thì điều mang lại chất lượng so với người dung mua về và tự sơn là kỹ thuật thực hiện vì một đơn vị muốn là được dich vụ cần sở hữu được "công nghệ".

Các công cụ hay sử dụng trong sơn epoxy nhất hiện nay bao gồm: cọ lăn, sung phun, chổi



Phương pháp thi công sơn mà thực hiện là:

Thi công sơn epoxy bằng chổi:

Đối với thợ sơn thi công:
Sử dụng đội thợ thi công sơn có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm,
Cách thức tiến hành:  
Khi thi công lớp sơn phủ bằng phương pháp quét để tạo ra màng sơn mịn và có độ dày đồng nhất. 
Kỹ thuật: 
  1. Sơn từ chỗ khô tới chỗ ẩm, phủ màng lên bề mặt và lặp lại trên phần ướt của nét trước đó.
  2. Màng sơn được quét trên tất cả các điểm khác của bề mặt, chỗ nứt và các góc. 
  3. Những vị trí màng sơn bị chảy, lõm phải được quét lại. 
  4. Bề mặt không thể sơn được bằng phương pháp quét mà không được phép phun thì có thể thực hiện bằng cách quét tốc độ nhanh. 
  5. Để tạo ra độ dày màng sơn đầy đủ tại các vị trí dễ bị hỏng hoặc khó thi công như các cạnh và góc của chi tiết kim loại, đầu đai ốc, bulong v.v cần sơn dặm từ một đến vài lần.
Yêu cầu đối với chổi: chất lượng chổi phải dễ uống, sợi lông mền để tạo sự tương thích với lớp sơn, và kích thước thích hợp với diện tích sơn. Chổi thường không vượt quá 100mm chiều ngang và sợi lông không dài quá 90mm. Chổi sơn phải được giữ sạch ở điều kiện thích hợp khi không sử dụng..


Đối với phương pháp thi công sơn bằng súng phun:

(Sử dụng súng sơn thương được sử dụng để phun trong các xưởng công nghiệp có diện tích lơn vì sử dụng súng phun ở diện tích bé sẽ bị bắt lên tường, nên cân nhắc khi sử dụng súng sơn, các loại sơn thường dùng là sơn sàn epoxy)
Loại: 
  1. Phun bằng không khí nén, 
  2. Phun không có không khí, 
  3. Phun áp lực lớn, 
  4. Phun tĩnh điện, và 
  5. Phun thể tích lớn áp suất thấp.
Đối với từng loại sơn thì cần sử dụng đúng dụng cụ thích hợp. 

Yêu cầu vệ sinh:

Trang thiết bị phải được giữ trong điều kiện sạch sẽ đảm bảo khi thi công sơn không tạo bụi, sơn không bị hỏng do khô hay các tạp chất khác trong màng sơn.
Nguồn cung cấp không khí phải không có hơi ẩm và dầu. 
Có thể xác định thông qua việc sử dụng giấy thấm trắng theo hướng dẫn tại ASTM D4285. 
Bất kỳ lượng dung môi nào còn dư trong thiết bị đều phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi sơn.

Yêu cầu sử dụng: 

Các thành phần sơn phải được giữ ở dạng hỗn hợp trong bình phun hay thùng chứa trong suốt quá trình phun, được khuấy trộn cơ học liên tục hoặc gián đoạn. 
Màng sơn phải tạo thành lớp đồng nhất, có sự chồng lấn ở mép các vệt thi công. 
Phải điều chỉnh các thành phần của hệ thống sao cho màng sơn phun đảm bảo đồng nhất. 
Trong quá trình phun, súng phun phải đặt (vuông góc) với bề mặt và ở khoảng cách đảm bảo lớp sơn ướt bám được lên bề mặt. 
Ngừng bấm súng phun khi kết thúc đường sơn. 
Kỹ thuật sơn kém sẽ dẫn đến hao phí nhiều sơn. Tất cả các vết chảy, võng đều phải chải đều hoặc mài lại khi sơn đã đóng rắn.
Các vùng dễ bị hỏng, các cạnh sắc, vùng khó tiếp cận phải được xử lý bằng phương pháp sơn dặm.. Phương pháp quét hoặc bôi trát được sử dụng cho các vùng không thể đưa súng phun hay chổi quét vào như vết nứt, đường nứt …
Đặc biệt cần theo dõi đối với thông tin về loại sơn, tỷ lệ dung môi cần thiết, nhiệt độ và kỹ thuật sơn để tránh cho sơn không quá nhớt, quá khô hay quá loãng khi phủ lên bề mặt.


Thi công bằng phương pháp lăn (cọ lăn, hay ru lô):

Hay được sử dụng trong sơn epoxy vì yêu cầu cao

Yêu cầu ru lô:

Con lăn phải sạch sẽ và đảm bảo là vật liệu không tan trong sơn mới được phép sử dụng. 
Con lăn có nhiều loại với độ dài, đường kính, loại sợi và độ dài sợi khác nhau. 
Chiều dài sử dụng trên bề mặt kim loại thường từ 6 ÷19mm. 
Sợi dài hơn có thể sơn được nhiều hơn nhưng không tạo được bề mặt mịn. 
Vì vậy chúng sử dụng cho các ứng dụng bề mặt không cần mịn hay sơn khô nhanh. 
Các con lăn có lông ngắn cho bề mặt mịn hơn, do đó thường áp dụng cho lớp sơn phủ ngoài. 
Ngoài ra còn có loại con lăn dùng cho ống và hàng rào, và con lăn áp lực để sơn liên tục.

Cách thức thực hiện :

Con lăn phải được nhúng xuống sơn cho tới khi thấm hoàn toàn và sau đó lăn dọc theo đường cần sơn cho tới khi lớp sơn thấm ướt lên bề mặt. 
Lần đầu tiên của con lăn nên sơn ra ngoài để đẩy toàn bộ bọt khí có trong con lăn ra ngoài. 
Kỹ thuật lăn đúng là thi công theo dạng hình chữ V hay W tùy theo kích thước của khu vực cần sơn. 
Các lớp tiếp theo sau đó được lăn qua để lấp đầy các hình vuông tạo ra ban đầu. 
Chỉ nên lăn với áp lực vừa phải, áp lực lớn có thể gây ra bọt khí trên màng cũng như làm bọt khí thấm vào con lăn. 
Quá trình sơn cần hoàn thành với một nét nhẹ vuông góc (thường là chiều thẳng đứng) để tạo ra bề mặt mịn và bằng phẳng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét